PGS. TS Lê Trình, Ủy viên BCHTW Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam, Viện trưởng Viện Môi trường và Phát triển (VESDEC), trả lời phỏng vấn Truyền hình Quốc phòng Việt Nam về các dự án xây dựng khu chôn lấp rác thải.PGS.TS Lê Trình trả lời phỏng vấn Truyền hình Quốc phòng Việt Nam
Rác ở chân núi: liệu đã đúng vị trí ? Thưa PGS.TS Lê Trình, trong thời gian làm việc ở lĩnh vực môi trường, ông đã bao giờ gặp dự án xử lý rác nào đặt ở chân núi chưa?PGS.TS L.Trình: Tôi không biết vị trí Khu xử lý CTR này ở chân núi hay chân đồi? Có khá nhiều khu xử lý CTR lớn nằm ở chân đồi: đây là các địa điểm thường được các tỉnh/TP chọn quy hoạch các khu xử lý CTR quy mô lớn vì cho là có mật độ dân cư thấp, giá trị sử dụng đất không cao so với các khu vực đồng bằng hoặc ven đô. Thí dụ Khu XL CTR cho TP Hòa Bình đặt tại khu đồi xã Yên Mông; Khu XL CTR của TP Đà Nẵng đặt tại chân núi xã Khánh Sơn q. Liên Chiểu; Khu XL CTR TP Nha Trang tại chân núi Rù Rì (nay chuyễn sang Lương Hòa cũng là chân núi); Khu XL CTR TP Huế tại Hương Phúc, h. Nam Đông cũng ở chân đồi…Một dự án rác đặt ở chân núi thì khâu đánh giá tác động môi trường có phải làm kỹ và cẩn thận hơn không?PGS.TS L.Trình: Theo nguyên tắc tất cả các dự án đều phải có ĐTM được làm kỹ, cẩn thận, chi tiết chứ không chỉ dự án CTR ở chân núi. Tuy nhiên không rõ báo cáo ĐTM của dự án này đã dự báo đánh giá rõ về các tác động đặc thù của loại hình dự án khu xử lý CTR hay chưa: (1) Tác động do giải phóng mặt bằng tái định cư đến KT-XH địa phương và các hộ bị ảnh hưởng; (2) Tác động sinh thái (nếu vùng dự án là vùng đồi núi có hệ sinh thái tự nhiên); (3) Tác động do CTR đến nguồn nước ngầm; (4) Tác động do phát tán các chất ô nhiễm không khí đặc biệt là mùi; (5) Tác động do nước rỉ rác đến môi trường chung quanh; (6) Tác động do côn trùng, khả năng lây lan dịch bệnh; (6) Tác động do vận chuyến CTR qua khu dân cư, khu thương mại; (7) Sự cố môi trường do tồn đọng rác hoặc hệ thống xử lý không hoạt động. Với ĐTM Khu xử lý CTR ở chân núi cần dự báo đánh giá khả năng phát tán nước rỉ rác, nước mưa chảy tràn từ bãi rác đến khu dân cư, sông ngòi ở bên dưới; các khả năng rượt lở đất. Đặc biệt nếu CN xử lý bằng thiêu đốt thì cần dự báo khả năng phát tán khí thải có bị cản trở tạo nồng độ cao cho vùng thung lũng hay không. Ngoài ra, với dự án nhạy cảm này không rõ chủ đầu tư có thực hiện tham vấn, tiếp thu ý kiến các cấp chính quyền, nhân dân địa phương không?Vì vậy ĐTM các dự án nói chung và dự án Khu XL CTR nói riêng phải do tập thể chuyên gia nhiều ngành khoa học tự nhiên, KHCN, KH xã hội thực hiện với số liệu khảo sát đặc điểm môi trường tự nhiên (địa chất công trình, địa chất thủy văn, thổ nhưỡng, thủy văn, khí hậu, chất lượng nước, chất lượng không khí, sinh thái) và xã hội đầy đủ và phải dự báo được các tác động chính cũng như đưa ra các biện pháp ngăn ngừa, kiểm soát ô nhiễm có hiệu quả cao.Nguyên nhân dự án xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường ở dự án nói trên (chúng tôi đề cập trong phóng sự) được đưa ra là đánh giá tác động môi trường làm chưa triệt để. Với thâm niên làm việc tại Hội đánh giá tác động môi trường Việt Nam, Ông có thấy chán nản khi nghe lý do này?PGS.TS L.Trình: Không, tôi đã nghe công luận và nhiều người than phiền về chất lượng ĐTM ở nước ta nhưng chưa chán nản vì là người đã tham gia nhiều Hội đồng thẩm định của Bộ TNMT tôi cho rằng mấy năm gần đây rất nhiều báo cáo ĐTM do Bộ thẩm định, nhất là ĐTM cho các dự án ODA, là có chất lượng cao vì do các đơn vị tư vấn có uy tín thực hiện và Hội đồng của Bộ TNMT rất “khó tính”. Tuy nhiên không ít các báo cáo ĐTM nhất là do các địa phương thẩm định chỉ là hình thức minh họa cho chủ đầu tư, nên kém chất lượng. Nguyên nhân vì sao chất lượng ĐTM nhiều dự án là kém: không chỉ vì trình độ của các trường đại học, viện, trung tâm tư vấn mà chính là vì sự can thiệp, “chỉ đạo” của lãnh đạo nhiều cấp, ngành tỉnh/ TP: muốn dự án mau được cấp phép, không muốn ĐTM là rào cản đầu tư (thậm chí có thời điểm có ngành, địa phương đề nghị bỏ ĐTM mà chỉ làm cam kết BVMT) nên họ xem ĐTM chỉ là hình thức để hợp thức hồ sơ đầu tư. Chưa kể sự tác động của chủ đầu tư đến các cơ quan có trách nhiệm cấp phép. Mới đây khi ban hành Luật BVMT 2015 các cơ quan có thẩm quyền còn không tiếp thu ý kiến của nhiều nhà khoa học yêu cầu phải tham vấn cộng đồng thực chất. công khai, minnh bạch chứ không hình thức.Tuy nhiên tôi còn niềm tin nay sau thảm họa do Formosa Chính phủ đã tuyên chiến với phát triển mà hy sinh môi trường, bất ổn xã hội. Nếu được vậy ĐTM sẽ được quan tâm hơn về chất lượng (do tăng thời gian, kinh phí nghiên cứu, tăng trách nhiệm của chủ đầu tư, tư vấn và cơ quan có trách nhiệm thẩm định dự án).Mặt khác xin công luận và nhân dân hiểu rằng ĐTM được thực hiện khi dự án còn trên giấy nên không thể dự báo tất cả các tác động xấu có thể xảy ra trong suốt quá trình xây dựng vận hành dự án vì biết bao diễn biến và tác động của thiên nhiên, xã hội đến dự án. Vì vậy, ngay cả các quốc gia tiên tiến, các tổ chức quốc tế (WB, ADB, JICA, UNDP…) đều chấp nhận tính “không thể dự báo trong ĐTM” vì vậy họ quan niệm “giám sát môi trường và xã hội hậu thẩm định” là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình quản lý môi trường của dự án. Muốn ngăn ngừa, ứng phó sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường cần phải giám sát chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng trong suốt các GĐ từ GPMB đến xây dựng và vận hành. Không chỉ giám sát theo quy định hiện nay: 3 tháng/lần mà đối với các dự án tiềm ẩn vấn đề môi trường lớn cần liên tục hàng ngày; không chỉ giám sát chất lượng môi trường mà phải giám sát cả sự tuân thủ của chủ đầu tư về các biện pháp KSÔN, BVMT đã được nêu trong Chương trình QLMT đã được phê duyệt. Một trong các bài học từ thảm họa Formosa là giám sát môi trường hậu ĐTM. Ngoài ra, ĐTM không phải là dao đa năng: muốn KSÔN, BVMT phải cần nhiều công cụ khác: thẩm định công nghệ, nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cấp và chủ đầu tư, thực thi pháp luật…Rác ở trên “giấy”Thưa PGS.TS Lê Trình, Thông điệp trong phần này chúng tôi xin phép được đặt là rác ở trên giấy tức là đề cập đến góc độ quản lý bằng các văn bản pháp luật.Có ý kiến của ông Mai Thế Toản, Phó Cục trưởng Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường thế này: “nhiều dự án bỏ qua bước đánh giá tác động môi trường hoặc có những dự án làm cho có”. Lỗ hổng quản lý này nằm ở đâu thưa ông ?PGS.TS L.Trình: Không chỉ lỗ hổng về quản lý mà lỗ hổng lớn nhất là nhận thức hạn chế của lãnh đạo các bộ, ngành tỉnh TP về phát triển bền vững (gắn kết tăng trưởng kinh tế và BVMT, an sinh xã hội); nhận thức chưa đúng về vai trò của ĐTM trong phát triển bền vững và sự thiếu công khai trong các quyết định đầu tư. Vì chạy theo tăng trưởng kinh tế, muốn ngành, tỉnh có nhiều dự án đầu tư nên lãnh đạo 1 số tỉnh/TP doanh nghiệp còn chỉ đạo các cơ quan QLMT nương tay về thảm dịnh môi trường với 1 số dự án dẫn tới nhiều dự án có ĐTM chất lượng kém vẫn được thẩm định, thậm chí nhiều dự án, kể cả dự án rất lớn, không có ĐTM vẫn được cấp phép đầu tư hoặc có giấy phép đầu tư rồi mới bổ túc ĐTM. Liệu có phải do chủ đầu tư được tự thực hiện khâu đánh giá tác động môi trường khi thực hiện dự án xử lý rác nên mới có nhiều dự án bỏ qua hoặc làm cho có?PGS.TS L.Trình: Luật BVMT nước ta tiếp thu các quy định và kinh nghiệm quốc tế nên yêu cầu chủ đầu tư phải thực hiện ĐTM cho dự án của mình (kể cả dự án xử lý rác). Đây là quy định đúng. Tuy nhiên vì chủ dự án cung cấp kinh phí nên đơn vị tư vấn nếu không bản lĩnh thì khó phê phán mạnh hoặc đề nghị không cho dự án triển khai. Tuy nhiên nếu để đơn vị, cá nhân nào trung lập làm ĐTM cho dự án thì ai cấp kinh phí? Mà liệu không bị chủ dự án hoặc lãnh đạo địa phương, ngành chi phối?Thưa PGS.TS Lê Trình, theo quy định hiện hành, báo cáo đánh giá tác động môi trường chỉ được thực hiện khi lập báo cáo khả thi của dự án. Điều này có là lỗ hổng quản lý không thưa ông ? Ông nghĩ sao nếu đưa đánh giá tác động môi trường vào trong giai đoạn cấp giấy phép xây dựng, thiết kế cơ sở?PGS.TS L.Trình: Không hề là lỗ hổng của quản lý. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước cho thấy: cần phải yêu cầu làm ĐTM ngay từ khi hình thành dự án (ở bước nghiên cứu khả thi). Chỉ có ĐTM sớm mới ngăn chặn các dự án vào các vùng nhạy cảm về sinh thái, xã hội (không cho dự án thủy điện; giao thông, đô thị…. vào các khu BTTN; không cho các dự án xi măng, nhiệt điện, điện nguyên tử, gang thép … vào các vùng ven đô thị lớn…) và ngăn chặn các dự án công nghệ lạc hậu…. Luật BVMT 2005 và 2014 quy định về thời điểm lập ĐTM là hoàn toàn đúng, phù hợp với các quy định tiên tiến quốc tế và hầu hết các quốc gia. Nếu quy định đến giai đoạn cấp giấy phép xây dựng, thiết kế cơ sở mới yêu cầu ĐTM là sai lầm nghiêm trọng (khi đã cấp phép đầu tư Chính phủ, tỉnh/TP khó có thể yêu cầu dự án thay đổi vị trí, công suất, công nghệ).Tuy nhiên, theo tôi với các dự án quy mô lớn, tiềm ẩn tác động môi trường caonên có 2 bước ĐTM: ĐTM sơ bộ ngay khi có ý tưởng về vị trí, công nghệ, công suất và ĐTM bổ sung chi tiết khi có thiêt kế và phương án triển khai.Xây “nhà” cho “rác”Thưa PGS.TS Lê Trình, khi chúng tôi có cuộc phỏng vấn với cấp chính quyền địa phương trong câu chuyện rác ở chân núi ngay đầu chương trình thì nhận được tiếng thở dài rằng cứ nói đến xây dựng nhà máy xử lý rác là người dân phản đối, không ai đồng ý cho xây nhà máy xử lý rác gần nhà mình, thôn mình, xã mình. Ông sẽ nói gì với những người đang thở dài đó? PGS.TS L.Trình: Tôi xin thưa rằng:1. CTR sinh hoạt và công nghiệp là “sản phẩm” luôn đồng hành với con người và ngày càng tăng (tăng nhanh hơn so với tốc độ gia tăng dân số) dù không ai muốn.2. CTR của tỉnh/TP nào thì phải do tỉnh/TP đó tự giải quyết trên địa bàn của mình; không thể rác của người thủ đô lại chuyển cho Bắc Ninh hay Hà Nam xử lý (trừ khi giữa các địa phương có sự hợp tác, đồng thuận).3. CTR phát sinh từ TP, KCN không thể để ở TP/KCN mà phải chuyển về vùng nông thôn; nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng có mật độ dân cư thấp thì mới đảm bảo các tiêu chí của khu XL CTR theo quy định của Bộ XD/Bộ TNMT.Vì vậy, đúng là người nông dân chịu tác động xấu từ nguyên nhân không phải do mình gây ra nên ta rất cảm thông sự phản ứng của người dân ở các vùng có quy hoạch khu XL CTR.4. Tuy nhiên, vì sao cũng là xử lý CTR, thậm chí là CTRCN, mà ở các nước Singpore, Hà Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản… tác động môi trường và xã hội do các Khu xử lý, thậm chí nằm gần khu dân cư, không lớn. Trong khi phần lớn các Khu XL CTR ở nước ta đều là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng? Mấy bài học cơ bản là: cần lựa chọn vị trí dự án theo đúng các tiêu chí về môi trường tự nhiên (địa chất, khí hậu, thủy văn, nước ngầm, sinh thái; kinh tế và xã hội); CN xử lý phải thực sự tiên tiến đảm bảo tất cả các thông số khí thải, mùi, nước thải, sinh vật đều đạt QCVN hoặc quy chuẩn quốc tế; quản lý vận hành thật tốt, không để xảy ra bất kỳ sự cố nào; người dân được công khai thông tin, được tham gia giám sát và được hỗ trợ giảm thiểu các ảnh hưởng về sức khỏe và sản xuất, kinh doanh. Có như vậy người dân dân mới hết “thở dài”. Nhưng liệu TP Hà Nội có nghiêm khắc yêu cầu chủ đầu tư tăng vốn để thực hiện công nghệ thiêu đốt an toàn hay vẫn cho phép áp dụng công nghệ chôn lấp? Khi nào còn công nghệ chôn lấp dù “hợp vệ sinh” nhưng quản lý kém thì không tránh khỏi ô nhiễm môi trường do nước rác, do mùi, côn trùng và mỹ quan; khi đó khó nhận được sự đồng thuận của người dân.