Hội thảo tham vấn cấp vùng về sự tương đồng của Đánh giá tác động môi trường tại các quốc gia thành viên ASEAN

Friday - 11/03/2022 11:10
Hội thảo Tham vấn cấp Vùng về sự tương đồng của đánh giá tác động môi trường tại các quốc gia thành viên ASEAN và thúc đẩy cách tiếp cận dựa vào hài hòa và quyền lợi đối với ĐTM trong ASEAN (Regional Consultation on Commonalities of Environmental Impact Assessment in ASEAN Member States and Advancing a Harmonized and Rights –Based Approach to EIA in ASEAN)

Hội thảo Tham vấn cấp Vùng về sự tương đồng của đánh giá tác động môi trường tại các quốc gia thành viên ASEAN và thúc đẩy cách tiếp cận dựa vào hài hòa và quyền lợi đối với ĐTM trong ASEAN (Regional Consultation on Commonalities of Environmental Impact Assessment in ASEAN Member States and Advancing a Harmonized and Rights –Based Approach to EIA in ASEAN).

1. Thời gian và địa điểm: ngày 02 - 03/10/2019; TP Yangon, CH Liên bang Myanma

1
2

Bên trái: Hội thảo được tổ chức tại KS Melia 5 sao trong Tổ hợp các công trình của Hoàng Anh Gia Lai lớn nhất Yangon; Bên phải: Chủ tịch đoàn Phiên họp thứ 2: PGS Lê Trình (thứ 3), Nghiêm Việt Hải (thứ 6), GS Nay Tun (thứ 2 từ phải sang).

41
42

Một số hình ảnh tại Hội thảo

2. Thành phần tham dự
Hội thảo có sự tham gia của trên 50 vị đại biểu, trong đó có lãnh đạo các Tổng cục Môi trường, Cục/ Vụ ĐTM cả 9 quốc gia ASEAN, 1 số học giả, chuyên gia từ nhiều tổ chức, viện trường ở ASEAN và ngoài ASEAN. Tham dự hội thảo tham vấn có 1 số vị nổi tiếng từ 30 – 40 năm trước mà nhiều nhà môi trường lão thành Việt Nam đã biết: GS Nay Htun, nguyên trợ lý Tổng thư ký UNDP, UNEP…
Đoàn Việt Nam có anh Nghiêm Việt Hải, đại diện TCMT/Bộ TN&MT; PGS.TS Lê Trình, Phó Chủ tịch Hội ĐTM Việt Nam, chuyên gia VACNE.
Ngoài ra có GS. Nguyễn Thái Yến Hương, Bộ Ngoại giao, đại diện Việt Nam trong Tổ chức AICHR.
3. Mục tiêu Hội thảo
Các hội thảo tham vấn về ĐTM đã được ASEAN kết hợp với các tổ chức quốc tế tổ chức 3 lần (vào các năm 2014, 2015, 2017). Đây là Hội thảo tham vấn lần thứ 4 về Cách tiếp cận dựa trên Quyền (Right – Based) nhằm đánh giá tác động môi trường có hiệu quả.
Hội thảo lần này tập trung vào các bước cụ thể để hướng tới mục tiêu cuối cùng: lập “Khung khu vực về Đánh giá tác động môi trường hiệu quả trong các quốc gia thành viên ASEAN – AMS (“Regional Framework for an Effective Environment Impact Assessment in AMS”). Đồng thời, các vấn đề không được đề cập đầy đủ trong Hội thảo thứ ba, như phạm vi và hình thức của Khung khu vực, yếu tố xuyên biên giới của ĐTM, thành lập Nhóm làm việc trụ cột liên ngành (Inter- Pillar Working Group) cũng được thảo luận. Cơ quan ASEAN sẽ có trách nhiệm xây dựng Khung Đánh giá môi trường cho khu vực với sự tham gia rộng rãi của tất cả các bên liên quan.

4. Kỳ vọng của Hội thảo:
(1) Xây dựng Bản tóm tắt cập nhật các quy trình và điểm chung về ĐTM của các quốc gia thành viên ASEAN và nâng cao hiểu biết về các lỗ hổng (sự không đồng
nhất) và thách thức trong việc thực thi các luật, quy định, hướng dẫn về môi trường hiện hành trong các quốc gia thành viên;
(2) Tăng cường hợp tác giữa các quốc gia thành viên ASEAN và và các đối tác bên ngoài ASEAN về việc thực hiện nghĩa vụ nhân quyền để đảm bảo môi trường của ASEAN: an toàn, trong sạch và bền vững;
(3) Tăng cường hợp tác giữa các cơ quan cấp ngành ASEAN có liên quan trong việc thực hiện cam kết ASEAN nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN thân thiện với môi trường.

5. Các chủ đề Hội thảo:
Để đạt được các mục tiêu, các chủ đề sau đã được thảo luận:
(1) Cân nhắc các cách tiếp cận hiện tại đối với ĐTM trong các quốc gia thành viên ASEAN - AMS: xem xét các cách tiếp cận hiện tại, kinh nghiệm từ các khu vực khác, các lỗ hổng (Gap: sự khác biệt) và cơ hội cho xây dựng cách tiếp cận hài hòa và tóm tắt các quy trình và phổ biến EIA hiện nay ở các quốc gia AMS là cơ sở hữu ích cho sự phát triển của một cách tiếp cận khu vực;
(2) Thảo luận các bước tiếp theo để phát triển các công cụ ĐTM cho khu vực (thí dụ: hướng dẫn kỹ thuật hoặc các phương pháp khác) về Khung đánh giá tác động môi trường hiệu quả trong các quốc gia thành viên; ĐTM xuyên biên giới và các hình thức pháp lý đối với các công cụ khác nhau. Thảo luận về lập Nhóm làm việc trụ cột liên ngành hoặc nhóm làm việc và các điều khoản tham chiếu;
(3) Để thu hút các bên liên quan và huy động các nguồn lực: xem xét lại cách tập hợp và thu hút các bên liên quan phù hợp và huy động các nguồn lực cần thiết để thúc đẩy thực hiện đề xuất.
Trong hội thảo 9 quốc gia thành viên đều có bài trình bày về Hiện trạng quy định ĐTM, thành quả và hạn chế, cả về chất lượng ĐTM và sự tham gia của cộng đồng. Ngoài ra còn có nhiều báo cáo của 1 số tổ chức quốc tế, chuyên gia độc lập. Báo cáo của PGS Lê Trình có tiêu đề “Nghiên cứu so sánh quy định Đánh giá môi trường của Việt Nam và 1 số tổ chức quốc tế, phân tích sự khác nhau và đề xuất hài hòa”.  Báo cáo của Nghiêm Việt Hải có tiêu đề “Thẩm định ĐTM ở Việt Nam”.
Đây là các báo cáo chính thức của các quốc gia thành viên ASEAN.
Toàn bộ 13 báo cáo tại Hội thảo đã được chúng tôi chuyển đến TCMT để tham khảo xây dựng Luật Bảo vệ Môi trường và Hướng dẫn ĐTM tiếp cận quốc tế, ASEAN trong điều kiện đất nước ngày càng hội nhập sâu và phù hợp thực tiễn Việt Nam.

Tác giả: VESDEC

Nguồn tin: VESDEC

hành chính công trực tuyến
công khai minh bach
bản đồ covid
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 Seconds