Hướng dẫn kỹ thuật về bảo vệ môi trường và an sinh xã hội đối với các dự án phát triển thủy điện ở Việt Nam

Thứ sáu - 24/06/2022 03:59
Tại Hội thảo“Đánh giá tác động và Hậu quản lý” - hội thảo ĐTM Việt - Hàn - Trung - Nhật tại Đà Nẵng tháng 8/2017.  Trong đó PGS.TS Lê Trình – Viện trưởng Viện Khoa học Môi trường và Phát triển (VESDEC)  đóng góp chuyên đề : Hướng dẫn kỹ thuật về bảo vệ môi trường và an sinh xã hội đối với các dự án phát triển thủy điện ở Việt Nam được tóm tắt như sau:
Tại Hội thảo“Đánh giá tác động và Hậu quản lý” - hội thảo ĐTM Việt - Hàn - Trung - Nhật tại Đà Nẵng tháng 8/2017.  Trong đó PGS.TS Lê Trình – Viện trưởng Viện Khoa học Môi trường và Phát triển (VESDEC)  đóng góp chuyên đề : Hướng dẫn kỹ thuật về bảo vệ môi trường và an sinh xã hội đối với các dự án phát triển thủy điện ở Việt Nam được tóm tắt như sau:
Việt Nam có tiềm năng thủy điện giàu có với tổng công suất phát có thể đến 35.000 MW trong đó các thủy điện nhỏ (dưới 30MW) có công suất khoảng 4.000 MW. Năng lượng tái tạo đang được Chính phủ khuyến khích để đảm bảo bền vững an ninh năng lượng quốc gia và giảm thiểu biến đổi khí hậu. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, quy định về phát triển năng lượng tái tạo. Mặc dầu Chính phủ, các bộ ngành, địa phương yêu cầu các dự án thủy điện thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật, nghị định về bảo vệ môi trường và an sinh xã hội, nhưng hiện nay các lo ngại của chính quyền và cộng đồng ngày càng tăng về sự kém tuân thủ của các dự án thủy điện dẫn đến các tác động xấu đến môi trường và kinh tế, xã hội gây cản trở phát triển bền vững ngành thủy điện ở Việt Nam. Ngoài ra, sự yếu kém trong chế tài thực thi pháp luật, hạn chế hiểu biết và nhận thức về các tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội của dự án thủy điện; thiếu tài liệu hướng dẫn của các cơ quan chức năng, nhà tài trợ về các biện pháp, kinh nghiệm và bài học trong quản lý môi trường thủy điện cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng trên. Vì vậy, việc xây dựng Hướng dẫn về bảo vệ môi trường và an sinh xã hội đối với các dự án thủy điện là cần thiết cấp bách.
Theo yêu cầu của Bộ Công Thương, Ngân hàng Thế giới (WB), Cục Hợp tác kinh tế Thụy Sỹ (SECO) đồng thời dựa theo các kết quả khảo sát thực địa và tham khảo tài liệu quốc tế, trong nước Tài liệu “Hướng dẫn Kỹ thuật về bảo vệ môi trường và an sinh xã hội đối với các dự án thủy điện ở Việt Nam” đã được Viện Khoa học Môi trường và Phát triển (VESDEC) phối hợp với các chuyên gia trong nước xây dựng trong năm 2016. Các mục tiêu chính của tài liệu là (i) Xác định rõ các vấn đề chính của dự án thủy điện ở Việt Nam; (ii) Xác định rõ các tác động môi trường và xã hội đặc thù của dự án thủy điện và các biện pháp giảm thiểu trong 3 giai đoạn: chuẩn bị dự án/giải phóng mặt bằng, xây dựng và vận hành phù hợp với điều kiện Việt Nam và có xem xét kinh nghiệm quốc tế và (iii) Lập quy trình quản lý môi trường đặc thù cho dự án thủy điện. Các vấn đề môi trường và xã hội lớn nhất đã được xác định và tập trung đánh giá và giảm thiểu trong Sách Hướng dẫn là: (i) Các tác động sinh thái do mất rừng trong GĐ giải phóng mặt bằng, xây dựng và suy giảm dòng chảy trong GĐ vận hành; (ii) Tác động xã hội đến các dân tộc và văn hóa bản địa do GPMB và suy giảm tài nguyên sinh vật; (iii) Ô nhiễm môi trường, sạt lở trong GĐ xây dựng và vận hành; (iv) An toàn lao động và (v) An toàn đập và dòng chảy môi trường trong GĐ vận hành. Sách Hướng dẫn gồm 120 trang và 12 phụ lục trên 150 trang được trình bày ngắn gọn, đúng, thực tế và dễ hiểu đối với các cơ quan quản lý môi trường, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, nhà tài trợ. Các hướng dẫn này đã được truyền đạt cho các bộ ngành, địa phương, trường đại học qua các chương trình tập huấn tại Hà Nội trong tháng 12/2016.

Tác giả: VESDEC

hành chính công trực tuyến
công khai minh bach
bản đồ covid
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây